Vấn đề mời thầy phong thủy xem hướng nhà và treo gương bát quái
Hỏi:
Con kính chào Cha !
Xin Cha giải đáp giúp con, con phải làm sao? Gia đình con trải qua bao nhiêu sóng gió cuộc đời về cơm áo gạo tiền, nhưng con vẫn luôn tin tưởng vào sự quan phòng và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Mẹ vợ của con là một tín hữu đạo đức và sốt sắng giữ đạo. Mẹ vợ con thấy chúng con làm ăn vất vả, long đong trong công việc mà chỉ đủ ăn. Bà liền mời thầy coi phong thủy về coi phong thủy nhà của con nhưng không có con ở nhà chỉ có vợ con thôi. Thầy phong thủy chỉ hướng bếp và đầu giường phải đặt hướng nào…, nhưng không dám đá động gì tới bàn thờ của con. Và chỉ có một điều là vợ con nói thầy kêu là treo gương bát quái ở trước cửa nhà, nhưng con không đồng ý và không làm. Vợ chồng con xích mích và con không muốn mẹ vợ con buồn, con cương quyết không làm và con có nói với vợ con, nếu làm con sẽ bỏ nhà đi, thì vợ con khóc suốt đêm. Nhưng vì gia đình con rất hòa thuận, con cái con ngoan hiền và học giáo lý rất giỏi. Con không muốn vì chuyện này mà gia đình con phải đổ vỡ. Con xin Cha cho con lời khuyên, con phải làm sao bây giờ Cha ơi? Xin Cha trả lời sớm cho con, con đang rối bời không biết phải làm sao. Con kính chào Cha.
(Một người xin dấu tên)
Đáp:
Xin chia vui với anh vì anh có một gia đình hạnh phúc, dĩ nhiên, điều này không tự nhiên mà có được, nhưng nó được đâm chồi nẩy lộc từ sự tín thác vào Thiên Chúa của vợ chồng anh.
Tôi hơi ngạc nhiên khi anh trình bày mẹ vợ của anh là một tín hữu đạo đức, sốt sắng, nhưng lại mời thầy phong thủy về giải quyết sự vất vả của gia đình anh! Vậy hiểu như thế nào về lòng đạo đức này khi vắng bóng một sự tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa? Đó là điều trăn trở của Giáo Hội, khi người nhiều người Công giáo vẫn thường xuyên đi dâng lễ, nhưng không tín thác trọn vẹn vào Chúa, vẫn tìm kiếm những nơi cậy dựa nơi khác. Như vậy Đức tin bị đóng khung trong những công thức cứng ngắc, và những thói quen đến nhàm chán, mà thiếu đi một sự tín thác sống động được biểu tỏ trong mọi biến cố của cuộc sống thường ngày. Đó là điều mà anh phải nỗ lực trình bày cho mẹ vợ và vợ anh hiểu.
Có nhiều người cho rằng, treo gương bát quái chỉ là tục phong thủy chẳng có gì là mê tín dị đoan. Nói như thế là chưa biết về nguồn gốc của gương bát quái. Gương Bát Quái xuất phát từ bên Đạo Giáo, gương này do Đức Thái Thượng Thiên Tôn (Đức Thái Thượng Lão Quân) sáng tạo ra để ngăn chặn yêu quỷ, hóa giải tà khí. Dưới Âm Phủ, khi các vong nói đến gương này thì đều gọi là Gương Thần. Như thế, việc vợ anh đòi treo gương bát quái là vợ anh tin vào năng lực của gương đó, một cách nào vợ anh không còn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, không còn tin nhận Thánh Giá Chúa Kitô là sức mạnh chiến thắng quỷ thần, và việc làm phép nhà, một á bí tích được Giáo Hội thiết lập, để giúp người tin hữu xác tín thêm về sự tín thác của mình vào tình thương của Chúa, bị chị nhà loại trừ và thay vào đó là tin vào gương bát quái như là năng lực bảo vệ chở che gia đình anh chị. Hiểu như thế, thì việc treo gương bát quái có ngược lại với Đức tin Công giáo không?
(Lm. Antôn Pađôva Hà Văn Minh)
Nguồn: gphaiphong.org
Hỏi:
Con kính chào Cha !
Xin Cha giải đáp giúp con, con phải làm sao? Gia đình con trải qua bao nhiêu sóng gió cuộc đời về cơm áo gạo tiền, nhưng con vẫn luôn tin tưởng vào sự quan phòng và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Mẹ vợ của con là một tín hữu đạo đức và sốt sắng giữ đạo. Mẹ vợ con thấy chúng con làm ăn vất vả, long đong trong công việc mà chỉ đủ ăn. Bà liền mời thầy coi phong thủy về coi phong thủy nhà của con nhưng không có con ở nhà chỉ có vợ con thôi. Thầy phong thủy chỉ hướng bếp và đầu giường phải đặt hướng nào…, nhưng không dám đá động gì tới bàn thờ của con. Và chỉ có một điều là vợ con nói thầy kêu là treo gương bát quái ở trước cửa nhà, nhưng con không đồng ý và không làm. Vợ chồng con xích mích và con không muốn mẹ vợ con buồn, con cương quyết không làm và con có nói với vợ con, nếu làm con sẽ bỏ nhà đi, thì vợ con khóc suốt đêm. Nhưng vì gia đình con rất hòa thuận, con cái con ngoan hiền và học giáo lý rất giỏi. Con không muốn vì chuyện này mà gia đình con phải đổ vỡ. Con xin Cha cho con lời khuyên, con phải làm sao bây giờ Cha ơi? Xin Cha trả lời sớm cho con, con đang rối bời không biết phải làm sao. Con kính chào Cha.
(Một người xin dấu tên)
Đáp:
Xin chia vui với anh vì anh có một gia đình hạnh phúc, dĩ nhiên, điều này không tự nhiên mà có được, nhưng nó được đâm chồi nẩy lộc từ sự tín thác vào Thiên Chúa của vợ chồng anh.
Tôi hơi ngạc nhiên khi anh trình bày mẹ vợ của anh là một tín hữu đạo đức, sốt sắng, nhưng lại mời thầy phong thủy về giải quyết sự vất vả của gia đình anh! Vậy hiểu như thế nào về lòng đạo đức này khi vắng bóng một sự tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa? Đó là điều trăn trở của Giáo Hội, khi người nhiều người Công giáo vẫn thường xuyên đi dâng lễ, nhưng không tín thác trọn vẹn vào Chúa, vẫn tìm kiếm những nơi cậy dựa nơi khác. Như vậy Đức tin bị đóng khung trong những công thức cứng ngắc, và những thói quen đến nhàm chán, mà thiếu đi một sự tín thác sống động được biểu tỏ trong mọi biến cố của cuộc sống thường ngày. Đó là điều mà anh phải nỗ lực trình bày cho mẹ vợ và vợ anh hiểu.
Có nhiều người cho rằng, treo gương bát quái chỉ là tục phong thủy chẳng có gì là mê tín dị đoan. Nói như thế là chưa biết về nguồn gốc của gương bát quái. Gương Bát Quái xuất phát từ bên Đạo Giáo, gương này do Đức Thái Thượng Thiên Tôn (Đức Thái Thượng Lão Quân) sáng tạo ra để ngăn chặn yêu quỷ, hóa giải tà khí. Dưới Âm Phủ, khi các vong nói đến gương này thì đều gọi là Gương Thần. Như thế, việc vợ anh đòi treo gương bát quái là vợ anh tin vào năng lực của gương đó, một cách nào vợ anh không còn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, không còn tin nhận Thánh Giá Chúa Kitô là sức mạnh chiến thắng quỷ thần, và việc làm phép nhà, một á bí tích được Giáo Hội thiết lập, để giúp người tin hữu xác tín thêm về sự tín thác của mình vào tình thương của Chúa, bị chị nhà loại trừ và thay vào đó là tin vào gương bát quái như là năng lực bảo vệ chở che gia đình anh chị. Hiểu như thế, thì việc treo gương bát quái có ngược lại với Đức tin Công giáo không?
(Lm. Antôn Pađôva Hà Văn Minh)
Nguồn: gphaiphong.org